Năng lượng Gió

Wind Energy

Monday, May 30, 2005

Điện năng từ gió, tiềm năng chưa được đánh thức



Trạm điện bằng sức gió trên đảo Bạch Long Vĩ

Liên tục trong các năm gần đây, ở Việt Nam sản lượng điện do các nhà máy thủy điện, nhiệt điện sản xuất ngày càng khó đủ đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Vì vậy, phong điện đang được nhìn nhận như một hướng ra triển vọng.

Theo kế hoạch đã được đệ trình lên UBND tỉnh Bình Định, từ tháng 7/2004 Nhà máy phong điện Phương Mai 1 sẽ chính thức triển khai thi công phần hạ tầng kỹ thuật, đến cuối tháng 4/2005 sẽ hoàn thành thi công giai đoạn 1 và cho vận hành hai tổ máy đầu tiên, công suất ban đầu khoảng 15 MW. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau nên việc tiến hành xây dựng nhà máy bị trì hoãn nhiều lần. Mới đây, ông Vũ Hoàng Hà, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã ký văn bản gia hạn cho ban quản lý dự án phong điện Phương Mai 1, chậm nhất vào 30/6/2005, nếu không khởi công xây dựng sẽ bị thu hồi 56ha đất đã cấp trước đó tại Phù Cát.


Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định cũng đang tiếp tục có chủ trương cho Công ty GCP (Đức) triển khai xây dựng Nhà máy phong điện Phương Mai 2. Theo dự kiến, nhà máy có tổng công suất là 200MW và các cơ sở hạ tầng khác như cầu cảng, nhà xưởng và kinh doanh du lịch dưới các chân cột tua bin gió.


Trung tuần tháng 4, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết, Công ty Đầu tư và Phát triển phong điện miền Trung (thuộc Công ty Xây lắp điện 3) đã chính thức đầu tư dự án phong điện Phương Mai 3 với vốn đầu tư hơn 820 tỷ đồng. Nhà máy sẽ được xây dựng trên cồn cát ven biển khu công nghiệp Nhơn Hội (TP Quy Nhơn), tiếp giáp với Nhà máy phong điện Phương Mai 1. Dự kiến công suất nhà máy là 50,4 MW, mỗi năm sản xuất từ 150-170 triệu kWh điện. Toàn bộ thiết bị được mua theo hình thức "chìa khóa trao tay" từ nguồn vốn của Unibank (Đan Mạch) do Quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế của chính phủ Đan Mạch tài trợ 100% vốn. Chủ đầu tư sẽ thực hiện và quản lý vận hành dự án theo hình thức kinh doanh nhà máy điện độc lập, bán điện cho lưới điện quốc gia với giá khoảng 4,5 US cent/kWh.


Theo thống kê của ngành điện, sản lượng điện năng từ sức gió hiện nay trên thế giới đang liên tục tăng,
từ hơn 3.500 MW năm 1994 đến 6.000 MW năm 1996 và nay là trên 10.000 MW. Sử dụng điện năng bằng sức gió không lo hết nhiên liệu hay cạn kiệt nguồn nước như thủy điện và nhiệt điện, và nhất là không gây những tác động đáng kể đến môi trường. Đáng tiếc là đến nay loại hình này ở Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, dù các nhà máy thủy điện và nhiệt điện ở nước ta đang ngày càng không đáp ứng nổi nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Trị An, Đa Nhim, Yaly... thực chất chỉ hoạt động đạt khoảng 40% tổng công suất thiết kế. Trong khi đó, với hơn 3.000km chiều dài bờ biển, tiềm năng phong điện ở nước ta rất lớn.

Từ thực tiễn đó, dự án liên doanh sản xuất điện bằng sức gió đầu tiên ở Việt Nam đã hình thành từ cách đây gần tám năm (1997), địa điểm được chọn là khu bờ biển bán đảo Phương Mai, thành phố Quy Nhơn và một phần huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (một trong những nơi có nhiều gió nhất). Đối tác nước ngoài là Đan Mạch, nước có công nghệ sản xuất điện từ sức gió tiên tiến nhất thế giới.


Các chuyên gia cho biết, chi phí đầu tư cho nhà máy phong điện tuy tốn kém ngang với đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện và thủy điện (khoảng 1 triệu USD/MW), nhưng lại có nhiều ưu điểm nổi bật như ít tác động tới môi trường, không mất chi phí vận hành, nơi sản xuất điện và tiêu thụ điện năng được thu hẹp một cách đáng kể. Theo các chuyên gia, nếu dự án phong điện ở Bình Định thành công và đạt hiệu quả cao thì các địa phương có bờ biển ở nước ta, kể cả những quần đảo, bán đảo xa đất liền cũng có thể phát triển loại hình sản xuất điện năng này.

Theo VNExpress

Saturday, May 28, 2005

Điện gió... còn bị bỏ sót, chưa khai thác!


05:48' 27/05/2005 (GMT+7)

Một cuộc khảo sát mới về năng lượng gió toàn thế giới cho thấy nó có thể đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của mọi quốc gia.

Bản đồ gió ở châu Âu. Những vùng đen, đỏ và vàng có tốc độ gió cao nhất, tiếp đến là những vùng màu xanh.

Sau khi thu thập hơn 8.000 tài liệu về gió trên mọi lục địa, nhà nghiên cứu Christina Archer và Mark Jacobson thuộc ĐH Stanford (Mỹ) đã tạo ra một bộ bản đồ về năng lượng gió của thế giới. Bản đồ tiết lộ gió có thể tạo ra 72 terawatt (72 nghìn tỷ watt) điện năng, gấp 40 lần tổng sản lượng điện mà mọi quốc gia trên thế giới sử dụng trong năm 2000. Nếu con người khai thác chỉ 20% tổng số này, nó sẽ thoả mãn mọi nhu cầu năng lượng của thế giới. Theo Archer, năng lượng gió còn dồi dào hơn do nhiều lục địa thiếu dữ liệu về gió trên những khu vực lớn.

Nghiên cứu trên, cùng với các bản đồ về những vùng gió tốc độ cao của mỗi lục địa, được công bố trên Tạp chí Geophysical Research - Atmospheres, số tháng 5/2005. Những địa điểm có nhiều gió nhất là dọc biển Bắc (châu Âu), quanh mũi phía nam của Nam Mỹ, đảo Tasmania, vùng Hồ Lớn Bắc Mỹ, các bờ biển Đông Bắc và Tây Nam của Bắc Mỹ.

Năng lượng gió hiện chỉ chiếm 0,5% vào tổng sản lượng điện của thế giới. Nguyên nhân là do không có đầy đủ dữ liệu về gió để giúp mọi người đặt các tuốc-bin gió khổng lồ đúng chỗ. Một nguyên nhân nữa là quan niệm sai lầm cho rằng gió không đáng tin cậy. Cũng không dễ dàng gì khi thuyết phục các công ty điện ở những vùng nhiều gió bỏ thói quen dùng nhiên liệu hoá thạch.

Tin tức đáng mừng là ngày càng nhiều các nhà máy sản xuất điện từ gió đang được xây dựng, với tốc độ tăng trưởng 34% mỗi năm trong 5 năm qua. Điều đó làm cho năng lượng gió là nguồn điện năng tăng trưởng nhanh nhất.

  • Minh Sơn (Theo Discovery)

Xây dựng bản đồ phân bố gió thế giới

Click vào ảnh
Bản đồ sức gió ở 2000 điểm trên toàn thế giới. Các đốm màu khác nhau thể hiện tốc độ gió khác nhau.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã xây dựng được một bản đồ mới cho toàn trái đất, tiết lộ những địa điểm có đủ sức gió để xây dựng các nhà máy điện. Họ cũng tìm thấy rằng sức gió có thể cung cấp điện năng nhiều hơn 40 lần so với nhu cầu của toàn thế giới.

Để có được bản đồ này, các nhà khoa học đã kết hợp dữ liệu về tốc độ gió từ hơn 8.000 điểm trên hành tinh - gồm 7.500 trạm mặt đất và 500 trạm trên khinh khí cầu. Họ đo tốc độ gió ở độ cao 80 mét so với mặt đất, tương ứng với độ cao của một cánh quạt trong tuabin gió hiện đại.

Tại các trạm mặt đất, tốc độ gió chỉ được đo ở độ cao 10 mét, song từ đây các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp để suy luận ra tốc độ gió ở những chiều cao lớn hơn.

Họ phát hiện thấy 13% trong số 8.000 điểm có tốc độ gió vượt cấp 3 quanh năm. Cấp 3 tương ứng với 6,9 mét/giây, được xem là đủ mạnh để có thể khả thi về mặt kinh tế.

"Điều này khá ấn tượng", Cristina Archer, thuộc Đại học Stanford và cộng sự trong nghiên cứu, nhận định. "Nếu bạn chọn ngẫu nhiên 10 điểm trên trái đất, điều đó có nghĩa là 1 thậm chí 2 trong số đó là phù hợp để xây nhà máy phát điện bằng sức gió".

Nếu được khai thác, 3 khu vực với tốc độ gió lớn hơn hoặc bằng cấp 3 này có thể cung cấp 72 terawatt điện, đủ để phát sáng 1,2 nghìn tỷ bóng đèn 60 watt hoặc 48 tỷ lò nướng bánh. "Chúng ta quả là ngốc nghếch nếu không sử dụng nó", Archer nói.

Cũng theo Archer, khoảng 2,5 triệu tuabin gió - khai thác khoảng 20% tiềm năng trên cơ sở bản đồ này - là đủ để phát điện cho nhu cầu của toàn thế giới.

Tuy nhiên, gió không thổi ổn định và người ta không thể điều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu. Archer hy vọng một ngày nào đó phần lớn sản lượng điện của chúng ta được lấy từ các nguồn năng lượng xanh, giống như sức gió, với những phần còn thiếu sẽ được bù đắp từ các nguồn năng lượng truyền thống và dễ kiếm hơn như đốt nhiên liệu hóa thạch.

Bản đồ mới này được xem như một bước tiến hướng tới mục tiêu đó. Nó công bố các địa điểm mà những nhà máy điện có thể có hiệu quả nhất, hầu hết nằm gần với bờ biển.

T. An (theo LiveScience)

Năng lượng gió tăng 20% trong năm 2004

TTO - Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu cho biết, sản lượng do các turbine gió sản xuất trong năm qua đã tăng 20%, đạt đến 47.317 megawat. Một megawat đủ để cung cấp năng lượng cho 500 nhà ở Mỹ.

Đức tiếp tục dẫn đầu trong danh sách năng suất sản xuất với 16.629 megawat, chiếm 35%. Tiếp theo là Tây Ban Nha với 8.263 megawat và chiếm 17%, dự định sẽ tăng thêm 2.065 negawat vào năm nay. Theo sau là Mỹ với 6.740 megawat, chiếm 14%, nhưng chỉ hơn năm trước đó 389 megawat.

Đan Mạch rớt xuống hạng thứ 4 với 3.117 megawat, chiếm 7%. Liên hiệp châu Âu có năng suất lớn nhất với 34.205 megawat, chiếm 72%, hơn năm ngoái 5.702 megawat, tăng khoảng 20%.

Về phía lục địa, khu vực Bắc Mỹ đứng thứ hai với 7.814 megawat, trong khi đó châu Á đứng thứ ba với 4.674 megawat.

QUỐC DŨNG (Theo AFP)


Friday, May 27, 2005

Wind Energy Links

Guided Tour:
http://www.windpower.org/en/tour/

National Wind Associations:

WORLD
http://www.wwindea.org/default.htm

USA
http://www.awea.org/

European
http://www.ewea.org/

UK
http://www.bwea.com/

New Zealand
http://www.windenergy.org.nz/

Canada
http://www.canwea.ca/

Australia
http://www.auswea.com.au/

Denmark
http://www.windpower.org/

GE WIND
http://www.gepower.com/businesses/ge_wind_energy/en/index.htm

Wind Energy Resource Altas of South Asia
http://www.worldbank.org/astae/werasa/index.htm

IEA Wind
http://www.ieawind.org/

Trung Quốc, Đức và năng lượng gió


Đức khai trương trạm phát điện bằng sức gió lớn nhất thế giới (11:07 04-02-2005)

Ngày 2/2, Trạm phát điện bằng sức gió lớn nhất thế giới Repower 5M của Đức, đặt tại Bang Schleswig Holstein, đã chính thức đi vào hoạt động.

Với chiều cao 120m, đường kính Roto 126m, công suất 5.000 kiloWatt, Repowe 5M có khả năng sản xuất 17 GigaWatt điện/năm, cung cấp đủ lượng điện tiêu dùng cho 4.500 hộ gia đình 3 nhân khẩu. Việc khai trương trạm phát điện trên đã ghi nhận vị trí dẫn đầu thế giới của Đức trong ngành công nghiệp sản xuất điện nhờ sức gió và cho rằng tương lai của ngành này nằm ở ngoài khơi xa.


Chính phủ Đức đã đề ra mục tiêu tăng cường tạo nguồn năng lượng sạch để từ nay tới năm 2020 có thể đáp ứng 1/5 nhu cầu điện bằng nguồn năng lượng từ sức gió. Trong kế hoạch của mình từ nay tới năm 2030, Bộ Môi trường Đức sẽ đầu tư trên 45 tỉ euro để phát triển ngành khai thác điện từ sức gió nhằm cung cấp 15% nhu cầu tiêu thụ điện của Đức bằng nguồn điện này và tạo ra ít nhất 10.000 công ăn việc làm mới.


: Sài Gòn Giải phóng, 3/2/2005

Trung Quốc khai thác năng lượng gió

17/5/2004

TTO - Tổ chức môi trường của Hòa bình xanh cho biết:” Trung Quốc sẽ có một nguồn lợi tức khổng lồ từ năng lương gió và có khả năng trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới trong cuộc cách mạng năng lượng sắp tới”.

Trung Quốc sắp ban hành đạo luật đầu tiên về việc phát triển những nguồn năng lượng có thể tái sinh, và theo tổ chức Hòa bình xanh thì việc này sẽ giúp nước này tạo ra thêm 382.000 việc làm mới.

Theo như tổ chức Hòa bình xanh thì Xu Dingming, một quan chức cấp cao chịu trách nhiệm về năng lượng thuộc Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia của Trung Quốc đã phát biểu :” Tôi có một giấc mơ vàng. Năng lượng gió là của chung mọi người, sạch và có nhiều sức mạnh. Tôi hy vọng giấc mơ của tôi thành hiện thực”.

Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc khiến nước này đang lâm vào cơn khát năng lượng. Năm ngoái, Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản, trở thành nước nhập khẩu dầu thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

ANH QUÝ (Theo AFP)


2/6/2004

Đức dẫn đầu sản xuất năng lượng từ gió


TTO - Hiệp hội năng lượng gió của Mỹ (AWEA) và hiệp hội năng lượng gió của châu Âu (EWEA) cho biết, sản xuất năng lượng từ gió trên toàn cầu tăng lên 26% so với năm ngoái, đạt 39.294 megawatts (MW).

Nhưng cũng theo hai hiệp hội này thì sự gia tăng này có được phần lớn là từ những chương trình xây dựng tập trung ở một số nước châu Âu. Trong đó dẫn đầu là Đức đạt 2.645 MW trong năm qua, nâng tổng số năng lượng từ gió của nước này là 14.609 MW, chiếm 40% năng lượng gió trên toàn thế giới.

Nước đứng thứ hai là Mỹ, đã sản xuất thêm 1.687 MW nâng tổng số lên 6.374 MW, tiếp theo là Tây Ban Nha tăng thêm 1.377 MW để đạt được tổng số là 6.202 MW, Đan Mạch tăng thêm 1.377 đạt tới tổng số là 3.110 MW. Ấn Độ nằm ở vị trí thứ 5 với tổng số năng lượng từ gió là 2.110 MW.

Ghi nhận về tố độ phát triển hàng năm của nguồn năng lượng gió trong hơn 5 năm qua là hơn 35%, nhưng hầu hết là ở châu Âu và Mỹ, chiếm 88% tổng số năng lượng gió toàn thế giới.

Đ.TÂM (Theo AFP)


Thursday, May 26, 2005

Năng lượng gió - Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và Nguyễn An

2004.12.09

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và Nguyễn An

Ngoài ánh sáng mặt trời, gió cũng là một năng lượng thiên nhiên mà loài người đang nhắm đến cho nhu cầu năng lượng trên thế giới trong tương lai. Hiện nay, năng lượng gió đã mang đến nhiều hứa hẹn.

Tuy nhiên nếu muốn đẩy mạnh nguồn năng lượng nầy trong tương lai, con người cần hoàn chỉnh thêm công nghệ nầy, cũng như làm thế nào để đạt được năng suất chuyển gió thành điện năng cao để từ đó có thể hạ giá thành và đi sâu vào thị trường cạnh tranh với những nguồn năng lượng khác. Đó là chủ đề của tạp chí KHMT kỳ này.

Nguyễn An: Kính chào Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, trước hết, ông cho biết khái lược về lịch sử của nguồn năng lượng nầy?

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Từ 5000 năm trước Thiên chúa(TC), loài người đã biết vận dụng gió để làm lực đẩy các tàu trên sông Nile ở Ai Cập. Vào khoảng 200 năm trước TC, người Trung Hoa đã biết dùng cánh quạt gió để dẫn thủy nhập điền. Trong lúc đó người Ba Tư và các dân tộc vùng Trung Đông dùng quạt gió có trục đứng để xay lúa mì và các loại hạt.

Trong thế kỷ 20, năng lượng gió đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm tùy theo tình hình thế giới cũng như nguồn cung cấp dầu hỏa hay than đá. Ngay sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, giá dầu hỏa sụt giảm mạnh do đó công nghệ gió hầu như bị ngưng trệ hoàn toàn. Nhưng khi khủng hoảng dầu hỏa nổ ra vào thập niên 70, các turbine gió lại được chú ý đến và công nghệ nghiên cứu và phát triển nguồn điện năng nầy lớn mạnh ngay sau đó.

Và cho đến hôm nay, công nghệ gió đã tiến đến mức độ là giá thành của loại điện năng nầy tương đương với giá thành của các nguồn điện năng khác như than đá, khí đốt, v.v... Và đây cũng là nguồn hy vọng của thế giới trong tương lai trước vấn nạn hâm nóng toàn cầu.

Hỏi: Như vậy năng lượng gió đã mang đến những thuận lợi nào cho nhân loại ngày nay?

Đáp: Nguồn năng lượng nầy đã cho thấy nhiều điểm thuận lợi. Đó là lý do chính khiến cho sự phát triển tăng nhanh trên thế giới trong những thập niên gần đây.

Thuận lợi: Đây là một nguồn năng lượng sạch vì nguyên liệu được dùng là "gió". Nguồn năng lượng nầy không làm ô nhiễm không khí như nguồn điện năng phát xuất từ các nhà máy phát điện từ than hay khí đốt. Các turbine gió không tạo ra mưa acid do khí thải SO2, hay các khí nhà kính.

Thuận lợi: Đây là một nguồn năng lượng sạch vì nguyên liệu được dùng là "gió". Nguồn năng lượng nầy không làm ô nhiễm không khí như nguồn điện năng phát xuất từ các nhà máy phát điện từ than hay khí đốt. Các turbine gió không tạo ra mưa acid do khí thải SO2, hay các khí nhà kính.

Nguồn năng lượng nầy tương tự như năng lượng mặt trời, vì gió là nguyên nhân của sự hâm nóng bầu khí quyển quanh mặt trời, do sự chuyển vận của trái đất, và do mặt đất lồi lõm. Ba yếu tố trên là ba nguyên nhân chính tạo thành gió. Hiện tại, giá thành của nguồn điện năng nầy giao dodng từ 4 đến 6 xu/KW/giờ tùy theo nguồn gió của từng địa phương.

Hỏi: Có thuận lợi thì chắc cũng có những bất lợi?

Bất thuận lợi chính yếu của nguồn năng lượng nầy là tùy thuộc vào thiên nhiên. Dù công nghệ gió đang phát triển cao, và giá thành của một turbine gió giảm dần từ hơn 10 năm qua, mức đầu tư ban đầu cho nguồn năng lượng nầy vẫn còn cao hơn mức đầu tư các nguồn năng lượng cổ điển."

Đáp: Tuy nhiên, điểm bất thuận lợi chính yếu của nguồn năng lượng nầy là tùy thuộc vào thiên nhiên. Dù công nghệ gió đang phát triển cao, và giá thành của một turbine gió giảm dần từ hơn 10 năm qua, mức đầu tư ban đầu cho nguồn năng lượng nầy vẫn còn cao hơn mức đầu tư các nguồn năng lượng cổ điển.

Gió đến từ thiên nhiên cho nên không đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của con người, vì con người không thể kiểm soát được nguồn gió và nguồn điện năng nầy không thể giữ lại được nguồn điện dư thừa trừ khi chuyển điện qua các bình điện dự trữ rất tốn kém và không hiệu quả kinh tế.

Nguồn gió nhiều và đều đặn thường ở khu vực xa thành phố, do đó ngoài việc xử dụng tại chỗ, điện năng từ gió khó được chuyển về các khu đông dân cư. Do đó, trước khi có những biện pháp nhằm giải quyết các thuận lợi trên, năng lượng từ gió có thể xem như một nguồn năng lượng dự phòng ngoài các nguồn năng lượng chính yếu khác.

Hỏi: Với những thuận lợi và bất thuận lợi của năng lượng gió như vậy, thì mức xử dụng hiện nay trên thế giới như thế nào?

Đáp: Trên thế giới, trung bình mức sản xuất năng lượng từ gió tăng gấp đôi trong mỗi 3 năm; nhưng trong vòng ba năm vừa qua, mức tăng trưởng càng tăng nhanh hơn nữa. Lý do là giá dầu thô ngày càng tăng và không có chỉ dấu chậm việc tăng giá lại trong tương lai.

Theo thống kê, cho đến năm 2000, các quốc gia trên thế giới đã sản xuất 17.500 MW tương đương với lượng điện năng tiêu thụ trong một năm của quốc gia Chí Lợi. Đan Mạch với 2.000MW hàng năm, tượng đương với 12% mức tiêu thụ toàn quốc của quốc gia nầy.

Hỏi: Còn giá thành thì sao?

Đáp: Về giá thành, năng lượng gió có thể so sánh với các loại năng lượng đến từ các máy phát nhiệt điện. Gần đây nhất, với sự tiến bộ của công nghệ gió, hiệu năng biến thành điện năng tăng cao, do đó giá thành ngày càng giảm dần. Trung bình giá thành để xây dựng một hệ thống điện từ gió là $1.000/KW điện trong đất liền, và ngoài đại dương là $1.600/KW.

Giá thành còn tùy thuộc vào sức gió của mỗi vùng. Để có một khái niệm về giá thành của các lọai năng lượng so với năng lượng gió ở các vùng thưa dân cư xa thành phố là: $0,48/KW/giờ cho năng lượng gió, và $0,80 KW/giờ cho nguồn năng lượng đến từ dầu diesel.

Hỏi: Nguồn năng lượng nầy ảnh hưởng lên môi sinh như thế nào?

Đáp: Dĩ nhiên không có một nguồn năng lượng nào mà không ảnh hưởng lên môi trường. Trong trường hợp năng lượng gió, ảnh hưởng cần phải lưu tâm là các turbine gió gây ra tiếng động làm đảo lộn các luồng sóng trong không khí có thể làm xáo trộn hệ sinh thái của các loài chim hoang dã và làm nhiễu xạ trở ngại cho việc phát tuyến trong truyền thanh và truyền hình.

Tuy nhiên, những bất lợi nầy không thể phản bác lại một lợi điểm quan trọng trong việc sản xuất nguồn năng lượng nầy là giảm thiểu được lượng khí CO2 phóng thích vào không khí, nguyên tố chính của sự hâm nóng toàn cầu.

Hỏi: Để cho thính giả có một khái niệm về cung cách vận hàng của loại năng lượng gió nầy, xin Tiến sĩ cho biết kỹ thuật biến nguồn gió thành điện năng.

Đáp: Như đã nói ở phần trên, gió là một dạng của năng lượng mặt trời. Luồng gió cũng như cường độ gió tùy thuộc vào mức độ lồi lõm của mặt đất, mức độ rậm rạp của thực vật trên đất, và diện tích của ao hồ, biển cả v.v... Con người xử dụng nguồn gió trong nhiều ứng dụng khác nhau như: chạy thuyền bè, dẫn thủy nhập điền, và nhất là biến thành điện năng.

Tiến trình chuyển tải nguồn gió qua một turbine để sản xuất ra nguồn điện năng cần phải qua nhiều giai đoạn: Turbine gió biến động năng (kinetic energy) thành cơ năng (mechanical energy). Chính cơ năng nầy sẽ được chuyển thành điện năng qua máy phát điện. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để biến các turbine gió thành điện năng? Thật giản dị, gió làm các cánh quạt xoay tròn và chuyển động nầy tạo qua điện nhờ một máy phát điện. Từ đó điện năng đưiợc chuyển tải đi cùng khắp.

Tiến trình chuyển tải nguồn gió qua một turbine để sản xuất ra nguồn điện năng cần phải qua nhiều giao đoạn: Turbine gió biến động năng (kinetic energy) thành cơ năng (mechanical energy). Chính cơ năng nầy sẽ được chuyển thành điện năng qua máy phát điện. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để biến các turbine gió thành điện năng? Thật giản dị, gió làm các cánh quạt xoay tròn và chuyển động nầy tạo qua điện nhờ một máy phát điện. Từ đó điện năng đưiợc chuyển tải đi cùng khắp.

Hỏi: Một cách cụ thể, thì turbine chuyển gió thành điện năng như thế nào thưa Tiến sĩ?

Đáp: Theo quy trình hiện tại, một turbine gió gồm những bộ phận sau:

- Một máy đo vận tốc gió và chuyển kết quả nầy qua một hệ thống kiểm soát;

- Các cánh quạt được làm bằng hợp kim nhẹ hay một loại composite hữu cơ;

- Một hệ thống thắng để có thể ngừng việc xoay vòng của quạt gió trong trường hợp khẩn cấp hay bảo trì;

- Một hệ thống kiểm soát vận tốc của gió. Hệ thống nầy tự động ngưng mọi hoạt động của turbine khi vận tốc gió đạt đến 65 dậm/ giờ vì với vận tốc nầy sẽ làm nóng và có thể làm hư máy phát điện;

- Một hệ thống hộp số có nguyên tắc giống như hộp số xe hơi, có mục đích làm tăng vận tốc quây của gió từ 30 đến 60 vòng/phút lên 1.200 đến 1.500 v/p để có khả năng phát ra điện. Đây là phần chính yếu của turbine gió và giá thành của bộ phận nầy chiếm 75% già thành của toàn hệ thống turbine.

Vì vậy, những nhà nghiên cứu hiện tại cố gắng tìm giải pháp thay thế khác để có thể biến gió thành điện năng ở những vận tốc quây thấp mà không cần đến bộ phận nầy;

- Sau cùng, một máy phát điện để dự trữ điện năng từ hệ thống turbine gio phát ra.

Hỏi: Như vậy, nếu muốn đem áp dụng công nghệ nầy vào Việt Nam, Tiến sĩ có ý kiến gì về vấn đề nầy.

ngay từ bây giờ, đã đến lúc Việt Nam cần phải quan tâm và bắt đầu xây dựng mạng lưới của hai nguồn điện năng nầy. Đây là một đầu tư đúng đắn và lau dài cũng như khá tốn kém. Nếu không có những chuẩn bị ngay tức khắc, thì cuộc khủng hoảng năng lượng nhiều phần có thể xảy ra cho Việt Nam trong tương lai.

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Đối với Việt Nam, tại các tỉnh vùng duyên hải chạy dài từ Bình Thuận đến tận Hà Tỉnh là những vùng thuận lợi lớn để thiết trí các hệ thống turbine gió. Trong một tương lai không xa, ước tính vào khoảng 30 năm nữa, các nguồn năng lượng cổ điển như than đá, dầu khí sẽ dần dần bị cạn kiệt; thủy điện sẽ trở thnh một hiểm họa lớn cho mội trường. Trong lúc đó điện năng từ các lò phản ứng hạch nhân vẫn còn là một khái niệm mơ hồ cho các nhà làm khoa học Việt Nam. Rốt ráo lại, chỉ còn lại hai nguồn điện năng sạch và có tính khả thi cao: đó là nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Thiết nghĩ, ngay từ bây giờ, đã đến lúc Việt Nam cần phải quan tâm và bắt đầu xây dựng mạng lưới của hai nguồn điện năng nầy. Đây là một đầu tư đúng đắn và lau dài cũng như khá tốn kém. Nếu không có những chuẩn bị ngay tức khắc, thì cuộc khủng hoảng năng lượng nhiều phần có thể xảy ra cho Việt Nam trong tương lai.

Với đà gia tăng dân số hiện tại, với nhu cầu phát triển kinh tế hầu thâu ngắn cách biệt giàu-nghèo so với các quốc gia lân bang, thêm một lý do nữa để Việt Nam cần phải đẩy mạnh nguồn sản xuất năng lượng theo cấp số nhân chư không phải cấp số cộng như hiện nay. Kính chào Quý thính giả của Đài ACTD.

Nguyễn An: Xin cảm ơn tiến sĩ Mai Thanh Truyết
RFA